Cần xem xét môi trường phát triển ứng dụng trước khi phát triển ứng dụng di động
Bộ khung ứng dụng được đáng giá là yếu tố cần xem xét nhất. Chúng chạy trên hệ điều hành, chia sẻ dịch vụ cốt lõi như đồ họa, giao tiếp, bảo mật, vị trí… Nếu muốn xây dựng một ứng dụng thì trong đầu nhà phát triển luôn phải nghĩ đến việc phát triển ứng dụng đó trên nhiều nền tảng khác nhau mà nó có thể hỗ trợ. Các nhà phát triển cần phân biệt framework khác nhau như, Java, CSS, HTML, JavaScript, và jQuery, giúp họ có thể phát triển những ứng dụng hay. Do đó, trước khi bạn có ý định xây dựng một ứng dụng, hãy cân nhắc yếu tố về bộ khung ứng dụng trước.
Các nhà phát triển nền tảng di động phải chắc chắn rằng ứng dụng của họ toàn diện để có thể đáp ứng khả năng tiếp cận của bất kỳ tiện ích nào. Họ phải không ngừng tích hợp các tính năng mới nhất như điện toán đám mây, nhập liệu bằng giọng nói và định vị toàn cầu để khiến cho các thiết bị di động không chỉ là sự kết hợp đơn thuần của các bộ phận cấu thành.
Do đó, khi phát triển bất kỳ ứng dụng universal app hay native app , các nhà phát triển cần nghĩ đến môi trường phát triển. Để hướng dẫn các nhà phát triển ứng dụng di động, sau đây là những yếu tố mà họ nên tiếp cận khi xây dựng bất kỳ ứng dụng di động cho các nền tảng khác nhau.
Ngày nay các nhà phát triển có rất nhiều chọn lựa cho việc chọn một bộ khung (framework) lập trình di động. Tuy nhiên, không phải tất cả framework đều cho phép các nhà phát triển xây dựng một ứng dụng theo cách họ muốn. Mỗi framework phát triển có tính năng và giới hạn riêng. Ngoài ra, với sự tiến bộ nhanh chóng trong hệ sinh thái di động, các nhà phát triển sẽ phải chịu nhiều ràng buộc hơn. Một số những yếu tố quan trọng mà một nhà phát triển phải xem xét để xây dựng một ứng dụng được liệt kê dưới đây.
Bộ khung ứng dụng (Application Framework)
Bộ khung ứng dụng được đáng giá là yếu tố cần xem xét nhất. Chúng chạy trên hệ điều hành, chia sẻ dịch vụ cốt lõi như đồ họa, giao tiếp, bảo mật, vị trí… Nếu muốn xây dựng một ứng dụng thì trong đầu nhà phát triển luôn phải nghĩ đến việc phát triển ứng dụng đó trên nhiều nền tảng khác nhau mà nó có thể hỗ trợ. Các nhà phát triển cần phân biệt framework khác nhau như, Java, CSS, HTML, JavaScript, và jQuery, giúp họ có thể phát triển những ứng dụng hay. Do đó, trước khi bạn có ý định xây dựng một ứng dụng, hãy cân nhắc yếu tố về bộ khung ứng dụng trước.
Mạng lưới (Network)
Mạng internet đóng một vai trò quan trọng khi bạn nghĩ đến việc phát triển một ứng dụng. Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu xây dựng một ứng dụng, cho dù ứng dụng đó được phát triển cho điện thoại tính năng( featured phone) hay một chiếc điện thoại thông minh (smart phone), cho dù ứng dụng đó cần có một kết nối mạng không dây hay chỉ cần cài đặt đơn giản để hoạt động. Hơn nữa, bạn cũng nên xem xét việc các ứng dụng bạn đang phát triển có khả năng hỗ trợ trên Symbian, Java hoặc bất kỳ hệ điều hành trên điện thoại thông minh nào hay không.
Hệ điều hành (OS)
Hệ điều hành bao gồm các bộ công cụ và dịch vụ cho phép các ứng dụng có thể giao tiếp và chia sẻ dữ liệu/ dịch vụ với nhau. Các hệ điều hành khác nhau thì có những giới hạn riêng biệt và mã hóa cú pháp khác nhau. Có rất nhiều nền tảng hệ điều hành, mỗi hệ điều hành chiếm lĩnh thị trường với những người dùng tiềm năng riêng của nó. Ngày nay, Android, iOS, BlackBerry và Windows, là những nền tảng hệ điều hành nổi bật và nhiều tính năng nhất. Trong giai đoạn đầu của việc phát triển ứng dụng, nhà phát triển phải xác định nền tảng hệ điều hành mà mình muốn xây dựng ứng dụng chạy trên đó. Ngoài ra, điều quan trọng là phát triển ứng dụng một lần và sau đó có thể tái sử dụng nó trên một nền tảng khác bằng việc áp dụng kỹ thuật PhoneGap hoặc bất kỳ framework nào khác. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian cũng như công sức của các nhà phát triển.
Các nền tảng (Platforms)
Phát triển ứng dụng phụ thuộc vào các loại nền tảng sau đây:
Nền tảng mã nguồn mở: mã nguồn mở sẽ cho phép bạn xây dựng nhiều loại ứng dụng bao gồm ứng dụng truyền thông xã hội, ứng dụng nội dung, ứng dụng bảo mật, ứng dụng trò chơi, bản đồ… Nếu bạn mong muốn phát triển một ứng dụng cho nền tảng như vậy thì Android sẽ là hệ điều hành tốt nhất cho mục đích của bạn.
Nền tảng cấp phép: Các phiên bản nền tảng cấp phép có nhiều tính năng hơn so với nền tảng mã nguồn mở. Tuy nhiên, lựa chọn nền tảng nào một cách hiệu quả phụ thuộc vào nhu cầu của nền tảng đó đối với ứng dụng. JavaME, BREW, Windows Mobile là một số nền tảng được cấp phép cho việc xây dựng các ứng dụng.
Nền tảng độc quyền: phát triển ứng dụng bản địa đang công khai quá mức, đặc biệt là, nếu ứng dụng được phát triển cho iPhone. Độc quyền có hệ thống mã hóa bảo vệ khác nhau, chỉ cho phép bạn chạy các ứng dụng của bạn trên các thiết bị độc quyền. BlackBerry, iPhone, và Palm là những nền tảng đặc trưng trong loại này. Ứng dụng của họ sẽ không chạy trên bất kỳ nền tảng nào được đề cập ở trên.
Chuyển đổi ứng dụng (App Conversion) và tái biên dịch (Recompiling)
Nhà phát triển dành nhiều thời gian của họ để tập trung phát triển các ứng dụng trực quan được nhiều người dùng yêu thích và đánh giá cao. Một nhà phát triển sẽ không mong muốn có bất kỳ hạn chế nào khiến ứng dụng của mình không hoạt động được trên các nền tảng khác. Để tiết kiệm thời gian và công sức của mình, quá trình chuyển đổi ứng dụng bắt đầu thực hiện bằng cách chuyển đổi sang một ứng dụng native, chỉ với một cú nhấp chuột. Rất ít nền tảng cho phép các nhà phát triển thực hiện việc chuyển đổi này và nhà phát triển do đó phải lựa chọn nền tảng phù hợp. Ngoài ra, trong khi biên dịch lại nếu có sự thay đổi nhỏ trong việc mã hóa thì toàn bộ dòng mã phải được biên dịch lại để sửa đổi. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng framework bạn chọn có thể giảm nhẹ vấn đề này cho bạn.
Trên đây là một số yếu tố sẽ khiến một nhà phát triển cân nhắc về các tính năng, khả năng và hỗ trợ của di động trước khi phát triển các ứng dụng. Bên cạnh đó, có rất nhiều framework khác nhau, nhưng chỉ có một vài framework cung cấp không gian và hỗ trợ cho sự sáng tạo của các nhà phát triển. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn framework.
Hơn nữa, hãy luôn nhớ rằng ứng dụng tồn tại giữa thiết bị và người dùng. Vì vậy, trong khi phát triển lưu ý rằng những ý tưởng của bạn phải có đủ hấp dẫn để thu hút được sự chú ý của người dùng. Ngoài ra, bạn phải được nhận biết được các thuộc tính và khả năng riêng của thiết bị. Tất cả những yếu tố này phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi bạn bắt tay phát triển ứng dụng. Môi trường phát triển ứng dụng đôi khi phức tạp và phân mảnh, nhưng nếu bạn nắm rõ những yếu tố đề cập đến ở trên thì không có gì ngăn được bước tiến của bạn.
Leave a Reply