Tìm một mentor tốt giúp khởi nghiệp bằng cách nào


Sau khi tìm được người thầy tiềm năng, hãy trình bày thật ngắn gọn, súc tích mục tiêu của bạn cho đến bạn tạo được sự gắn kết nhất định – dù phải mất nhiều tháng. Nếu người này là một trong số 20 người thầy có thể giúp bạn đạt được ước mơ của mình thì đừng để bất cứ thứ gì ngăn cản bạn gặp họ.

Hầu hết những điển hình thành công trên thế giới đều có một người thầy đứng phía sau nâng cánh cho họ, giúp họ đạt được những điều mà bản thân họ cũng không nghĩ họ có thể đạt được. Đặc biệt đối với những start-up, những người mới “chân ướt chân ráo” bước vào con đường kinh doanh thì việc tìm cho mình một người thầy, một cố vấn giỏi là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ thành công nhanh hơn, ít va vấp và ít phải trả giá hơn.
mentors

Một người thầy giỏi là người sẽ soi đường, chỉ lối cho bạn, giống như điều mà sư phụ Yoda đã làm cho chàng trai trẻ Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao. Và dưới dây là một số cách để bạn có thể tìm được người thầy như thế.

Mentor word cloud written on a chalkboard

Mentor word cloud written on a chalkboard


Yoda là người thầy tuyệt vời nhất mà Luke may mắn tìm được và cũng nhờ Yoda mà Luke mới được đào tạo bài bản để có thể chiến đấu với Darth Vader.

Ngoài đời thực cũng vậy, việc kiếm được một người thầy để dẫn dắt ta trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Một người thầy sẽ giống như một người bạn và họ có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến con người và tương lai của bạn sau này. Những mối quan hệ mà bạn sẽ tìm thấy và tham gia vào cũng sẽ do người thầy này quyết định.

Nhiều khi tôi cũng tự hỏi tại sao mọi người có thể dành 16 năm đằng đẵng theo đuổi sự nghiệp học hành trong khi họ chỉ cần bỏ ra khoảng 1-2 tuần là tìm được người mà họ có thể học hỏi được nhiều hơn rất nhiều.

Tìm một người thầy tuyệt vời

Tìm được một người thầy thông minh, giỏi giang, chính trực và nhiệt tình không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có cách để bạn tìm được đúng người và dưới đây là những gì tôi đúc kết được từ kinh nghiệm bản thân:

Đầu tiên, hãy vào Internet và tìm những tổ chức có sứ mệnh mà bạn quan tâm. Xem có cá nhân nào trong những tổ chức đó có đủ tư chất và lập một danh sách khoảng 20 người bạn có thể tôn làm sư phụ.

Khi đã tìm được 20 vị tiền bối này (có thể qua các mối quan hệ ngoài đời chứ không chỉ internet) nhiệm vụ của bạn là phải thuyết phục được 2 người – chỉ cần 2 là đủ – rằng bạn xứng đáng để họ dành thời gian, công sức chỉ bảo.

Theo kinh nghiệm của tôi, những người có tuổi và thành đạt thường sẵn sàng giúp đỡ người trẻ tuổi hơn họ – vào địa vị của tôi, tôi chắc chắn sẽ giúp. Chỉ có điều họ không biết ai sẽ là người đáng để họ giúp hay ai là người đồng chí hướng với họ.

Nếu một người trẻ tuổi thông minh, chăm chỉ, có lập trường vững vàng và kiên trì bám theo tôi để học hỏi, chắc chắn tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm với họ. Nhưng muốn được thế, chắc chắn họ phải dành ra nhiều tuần, nhiều tháng để xây dựng mối quan hệ chứ không chỉ đơn giản là viết một lá thư hay gửi một lời nhắn.

Làm cách nào để tiếp cận họ

Cách tốt nhất để tiếp cận với những người bận rộn là nhờ ai đó thân quen với họ giới thiệu bạn. Điều quan trọng là bạn phải tìm được đúng người để thuyết phục người thầy kia cho bạn một cơ hội gặp gỡ.

Thường thì khi ai đó muốn xin lời khuyên của tôi, họ sẽ gửi cho tôi một lá thư dài – có khi cả trang giấy – trình bày rất tỉ mỉ ý định của họ. Dĩ nhiên tôi không thể có thời gian để đọc lá thư đó dù rất muốn. Mỗi ngày tôi nhận đến 200-300 lá thư và đọc không thôi đã là cả vấn đề chứ đừng nói viết hơn một dòng trả lời cho mỗi lá. Do đó, thường thì tôi chỉ gạn lọc và phản hồi thư của người mà tôi quen biết, tin tưởng.

Bạn sẽ là người quyết định xem có nên đeo bám ai đó để xin một cuộc hẹn hay không. Thường thì người nào “gan lì” nhất sẽ là người thắng. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bạn phải dai dẳng đến khó chịu. Thay vào đó, kiên trì một cách lịch sự trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng để chứng tỏ mình thực sự có thiện chí. Những người giỏi thực sự thường sẽ dễ “mủi lòng” trước những người kiên gan và bền bỉ chứ không phải những người nói nhiều, làm ít.

Sau khi tìm được người thầy tiềm năng, hãy trình bày thật ngắn gọn, súc tích mục tiêu của bạn cho đến bạn tạo được sự gắn kết nhất định – dù phải mất nhiều tháng. Nếu người này là một trong số 20 người thầy có thể giúp bạn đạt được ước mơ của mình thì đừng để bất cứ thứ gì ngăn cản bạn gặp họ.

Nếu bạn vẫn chưa thể kết nối được với người đó, có lẽ đã đến lúc bạn phải sử dụng đến chiến thuật đánh vào tâm lý.

Một chiêu bài mà tôi thấy rất hiệu quả để tiếp cận những người quan trọng, bận rộn, đó là gửi cho họ một bưu kiện thay vì một lá thư đơn giản. Là chủ một doanh nghiệp và là một nhà kinh doanh, tôi thường nhận nhiều thư đến phát chán. Mà ai ở địa vị tôi cũng bị như thế.

Bưu kiện thường gợi sự tò mò của người nhận và nhiều người muốn tận tay mở bưu kiện của họ chứ không để thư ký xem trước như thư. Do đó, nếu bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý của ai đó, hãy gửi cho họ một bưu phẩm. Thêm 10-20 USD mua quà cũng chẳng đáng gì nếu bạn tạo ấn tượng với người bạn ít có cơ hội tiếp cận.

Kèm theo bưu kiện, bạn hãy để một lá thư ngắn gọn giới thiệu về mình và tại sao người nhận nên cho bạn cơ hội được gặp họ, thế thôi. Nếu có địa chỉ email của người nhận, hãy nhắn là bạn đã gửi bưu kiện như thế và đề nghị được mời người nhận đi ăn trưa. Nếu không có, hãy để lại địa chỉ email của mình trong bưu kiện. Thường thì cơ hội bạn nhận được phản hồi lên tới 40-50%.

Một mẹo nữa để kết nối với những người bận rộn là gửi cho họ tin nhắn trực tiếp qua Twitter. Đến tận bây giờ, dù nhận đến vài trăm thư điện tử mỗi ngày, tôi chỉ có được khoảng 5-6 người @ mình trên Twitter. Mà bản chất của con người là thích được người khác nhắc đến, nhất là trên những bản tin hay trên phương tiện truyền thông. Vì thế, bạn hãy tận dụng điều này để thu hút sự chú ý của ai đó.
Nếu bạn @ tên ai đó trên tin nhắn Twitter, chắc chắn họ sẽ đọc được và thậm chí có thể phản hồi. Nếu bạn khiến họ follow mình (vì có thứ mà họ quan tâm) thì tin nhắn @ đó sẽ xuất hiện dưới dạng thông báo trên điện thoại của họ. Liệu còn cách nào hay hơn để thu hút sự chú ý tức thời của người bạn muốn nhận làm sư phụ?

Phải thực sự kiên trì, bền bỉ

Vì sợ người khác nghĩ họ phiền nhiễu và khó chịu nên nhiều người không dám gửi đi gửi lại một lá thư. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân, tôi thường phải bỏ qua khoảng 30-40% (có lúc là 50%) số thư gửi đến mình vì không có thời gian đọc kỹ. Vì thế những người thực sự cần liên lạc với tôi nhiều khi sẽ phải gửi thư nhiều lần nếu không muốn bị bỏ sót. Nếu bạn thực sự cần liên lạc, đừng ngại gửi lại thư. Hãy nhớ: tuy lịch sự nhưng cũng phải “lì”.

Đến nhà riêng của người bạn muốn tôn là sư phụ là điều không nên nhưng đến cơ quan lại là ý hay. Đừng ngại đợi họ ở hành lang hay bãi để xe để chào hỏi khi họ đi qua. Việc này không có gì là khiếm nhã nếu bạn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng. Điều làm tôi ngạc nhiên là rất ít người có “gan” để làm một việc đơn giản như thế. Nếu ai đó bắt chuyện với tôi và đi cùng tôi một đoạn từ văn phòng đến chỗ đậu xe thì chắc chắn tôi sẽ dành toàn bộ quãng thời gian đó lắng nghe họ. Bạn cũng chỉ cần chừng ấy thời gian để trình bày lý do, mục đích của mình và thuyết phục được người nghe.

Nếu một người gửi email, tin nhắn điện thoại, tin nhắn tweet và bưu phẩm cho tôi, đồng thời do người tôi quen biết giới thiệu và có nhã ý chờ gặp tôi ở văn phòng, chắc chắn tôi sẽ cho người đó cơ hội tiếp chuyện. Nhưng như đã nói, bạn phải tìm được đúng người bạn muốn tôn làm thầy, nếu không công sức bạn sẽ đi tong.

Nếu bạn không ở gần người thầy tiềm năng của mình, sau một số thư từ và bưu phẩm làm quen, bạn hãy thử sử dụng chiêu này – rất hiệu quả đấy. Hãy viết thư cho họ và nói “Tuần sau em ghé qua khu đó. Liệu anh/chị có thể cho em được gặp mặt không?”.

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải đặt trước vé hay lên kế hoạch đến đó trước khi hỏi họ bởi câu trả lời có thể là không. Tuy nhiên, khả năng đồng ý sẽ rất cao nếu bạn ở xa đến và chỉ có khoảng thời gian ít ỏi để có thể gặp họ. Do đó, bạn cũng phải có sự chuẩn bị để sẵn sàng lên đường ngay.

Hẹn gặp: Bạn cần chuẩn bị trước như thế nào?

Khi bạn đã đặt được lịch hẹn, bạn phải tìm hiểu trước xem người mình sắp gặp quan tâm đến điều gì, lĩnh vực và ngành nghề của họ ra sao, họ có nghiên cứu gì không,… Nếu bạn bỏ ra hàng tháng trời xin được hẹn gặp mà không dành chút thời gian điều tra về họ thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng gây ấn tượng tốt với người đối diện.

Còn ngược lại, nếu bạn có thể thoải mái nói chuyện với ai đó về điều mà họ quan tâm, đặc biệt là nếu bạn còn trẻ và trước đó đã tìm mọi cách để gặp họ, nhiều khả năng họ sẽ vui vẻ nhận lời hướng dẫn, chỉ bảo cho bạn.

Bạn chỉ cần họ nhận lời như thế là được, không cần thiết phải câu nệ hình thức gì bởi những người như thế thường đã có quá nhiều áp lực, quá nhiều nghĩa vụ và nếu là người nghiêm túc, tử tế, họ sẽ không hứa hươu, hứa vượn hay nhận làm gì đó vượt quá khả năng. Chúng ta tin được rằng họ sẽ nói ít làm nhiều và họ sẽ không phiền khi bỏ thời gian, công sức giúp ta. Nếu tôi biết một người chung niềm đam mê với mình (chẳng hạn như đam mê về kinh tế, về công nghệ và về Đông Phi) mà có tư chất thông minh, biết nói chuyện, biết đặt ra những câu hỏi hay và thực sự cầu thị, tôi chắc chắn sẽ trả lời thư của họ và gọi điện cho họ thường xuyên.

Khi người thầy tiềm năng của bạn đã đồng ý hướng dẫn bạn, hãy giữ liên lạc với họ, gửi email cho họ khi bạn có thắc mắc cần giải đáp và tham gia các sự kiện mà họ sẽ có mặt. Có câu “người dưng năng gặp thành quen”, nếu bạn chịu khó hỏi han, đi lại – đôi tháng một lần chứ không cần có gì quá cầu kỳ – họ chắc chắn sẽ nhớ đến bạn.

Cách tạo dựng mối quan hệ lâu dài

Hãy nhẫn nại và biết nhìn xa một chút khi bạn mới đặt quan hệ lần đầu. Chịu khó đầu tư, vun đắp cho mối quan hệ ấy nảy nở theo thời gian. Nếu đã mất hàng tháng trời đổ mồ hôi, sôi nước mắt để gặp được người mà bạn cần trong 20 phút, đừng chỉ tranh thủ kiếm chút thông tin rồi “lặn mất”. Hãy xác định đây là mối quan hệ lâu dài, thân thiết và tương trợ lẫn nhau trong vài chục năm tới. Tốt nhất, hãy giữ quan hệ để khi mà bạn có tuổi và có vai vế trong lĩnh vực của mình, bạn có thể quay lại giúp người đó đạt được mục tiêu và mơ ước của họ.

Suy cho cùng, khi đã đến cái tuổi xế chiều, đa số những người thành đạt đều muốn có ai đó tiếp bước mình – ai đó để họ chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ năng mà họ đã mất nhiều năm tích luỹ. Họ có thể làm điều này bằng cách viết sách, ghi hình nhưng nếu có người mà họ tin là có đủ khả năng để kế tục sự nghiệp của họ, họ sẽ rất hạnh phúc được truyền đạt trực tiếp cho người đó. Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn lại là người đã cùng họ tạo dựng cơ nghiệp, học hỏi họ và rồi quay lại giúp họ duy trì cơ nghiệp đó.

Hãy tìm những người mà bạn có thể học hỏi được, những người đồng chí hướng với bạn, bạn sẽ gặt hái những thành tích vĩ đại. Nếu gặp đúng người, bạn thậm chí còn đạt được những mục tiêu tham vọng nhất của đời mình. Và nếu bạn có thể tạo dựng quanh mình một nhóm 10 con người tuyệt vời luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi vấn đề, tức là bạn đã đi trước 99,5% người trên thế giới – thậm chí còn hơn – về khả năng nuôi dưỡng ước mơ và biến chúng thành hiện thực.

Khao khát trở thành một Jedi

Jedi là một thuật ngữ trong bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao của đạo diễn George Lucas dùng để chỉ một cấp bậc tu sĩ chuyên phục vụ cho hoà bình và công lý trong dải ngân hà, họ được biết đến nhờ sự thông minh và tinh thần quả cảm. Nói một cách đơn giản thì Jedi là tên chung cho người mà tôi muốn trở thành và nó đặc biệt có ý nghĩa ở Thung lũng Silicon nơi tôi làm việc.

Bản thân tôi chưa phải là một Jedi bởi tôi vẫn trên con đường học hỏi. Trong phim Chiến tranh giữa các vì sao, những người đang rèn luyện để thành Jedi được gọi là Padawan – tiếng Phạn có nghĩa là người học việc. Trong suy nghĩ của tôi, Padawan là một người trẻ tuổi thông minh, tài ba, đức độ, mạnh mẽ và tham vọng trong hành trình thay đổi thế giới.

Bạn cũng là một Padawan trên con đường trở thành Jedi, nếu bạn tập hợp quanh mình những người thông minh, giỏi giang, nhiệt tình, tốt bụng. Hãy đặt mục tiêu cao và tìm kiếm những người có đầy đủ phẩm chất của một Jedi mà bạn mơ tưởng để học hỏi.

Nếu bạn định lên danh sách những phẩm chất của một Jedi mà bạn muốn tìm kiếm. Danh sách đó có thể sẽ giống như thế này:

Cực kỳ tài năng
Giao thiệp rất rộng
Rất, rất nhân hậu
Có tư duy hệ thống: Về cơ bản, người có tư duy hệ thống là người nhìn thế giới với tư cách là một tổng hoà của những quan hệ tương tác nhau và hiểu các yếu tố khác nhau sẽ tác động đến cả hệ thống như thế nào.
Nỗ lực cải thiện thế giới: Nếu bạn nỗ lực phá huỷ thế giới thì dù bạn có tài giỏi và giao thiệp rộng đến đâu, bạn chỉ là một người của phe Bóng tối chứ không phải là một Jedi.
Biết rõ sứ mệnh và mục đích của mình: Những người thành công nhất và có ảnh hưởng lớn nhất là những người ý thức sâu sắc tại sao họ tồn tại trên cuộc đời này và xác định rõ ràng đến mức có thể viết thành lời mục đích sống và sứ mệnh của họ.
Đam mê thực hiện sứ mệnh: Thổi bùng đam mê, thắp lên lòng nhiệt huyết là chìa khoá để bạn thực hiện mục tiêu mà mình đã đặt ra.
Tập trung cao độ: Hãy nhớ rằng bạn có thể làm bất cứ thứ gì nhưng bạn không thể làm mọi thứ. Vì thế, những người chỉ giáo tiềm năng là những người biết tập trung sức lực cho một sứ mệnh dài hơi.
Nhiệt huyết tràn đầy: Nếu bạn cứ bình bình và lặng lẽ, bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho người khác và chỉ huy họ. Do đó, nói gì thì nói, sau này khi đã thành công, bạn vẫn phải truyền lại sứ mệnh cho những người khác tiếp bước. Vì năng lượng không sinh hay mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác nên nhiệm vụ của một Jedi là biến năng lượng của mình thành thứ năng lượng có thể truyền cho những người khác.
Trong Chiến tranh giữa các vì sao còn có các Hiệp sĩ Jedi. Họ là những người bảo vệ vũ trụ và bảo vệ “cái thiện”. Và theo suy nghĩ của tôi thì những Hiệp sỹ Jedi ngoài đời là những người bảo vệ hoà bình và chân lý một cách có ý thức, biết sử dụng sức mạnh và quyền năng của mình làm điều thiện, đồng thời luôn nỗ lực thay đổi tương lai theo hướng tốt đẹp hơn.

Khi bạn khám phá thế giới, tạo dựng mối quan hệ, xác định mục tiêu và tìm được những người thầy tuyệt vời, bạn sẽ phát hiện ra rằng thế giới có rất nhiều Hiệp sĩ Jedi đang góp sức để làm mọi thứ tốt đẹp hơn và một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một Hiệp sĩ Jedi.

Nếu trở thành Hiệp sĩ Jedi là điều bạn bạn muốn, đừng dễ dãi khi chọn người chỉ giáo cho mình, đừng gặp được ai cũng tôn làm sư phụ. Hãy tìm cho mình một Jedi thực thụ, một Jedi có thể dạy bạn những điều tuyệt vời.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *