Cơ hội & Thách thức cho Mạng xã hội ẩn danh tại châu Á là gì

Tại Ấn Độ, Bakfy là đang được giới sinh viên công nghệ yêu thích bởi thiết kế đơn giản, quen thuộc và sự tiện dụng của nó. Giao diện của Bakfy có thể được coi là một phiên bản kết hợp của Twitter, Facebook, Whisper và Secret. “Chỉ bao gồm một đội ngũ rất nhỏ nên chúng tôi quyết định sử dụng các yếu tố thiết kế mà phần đông người dùng đều đã quen thuộc.

Khi những nhà đầu tư tại Silicon Valley đang lùng sục khắp ngõ ngách cơ hội đầu tư vào các sản phẩm thu hút lượng người dùng cuối lớn – nơi mà Facebook, Instagram, Twitter, Tumblr hay những sản phẩm tương tự đang thống trị, thì mô hình mạng xã hội ẩn danh lại nổi lên như một sự lựa chọn mới và hấp dẫn.

Mạng xã hội ẩn danh là gì? Và điều gì khiến mô hình này trở thành một điểm sáng mới khiến nhà đầu tư quan tâm?

Từ những mô hình đi trước trên thế giới
Người dùng tham gia các mạng xã hội ẩn danh sẽ được bảo mật và che giấu các thông tin cá nhân, mỗi người dùng được định vị bằng một cái tên ngẫu nhiên và được tự động thay đổi sau mỗi hoạt động tương tác trên mạng xã hội đó. Tính giấu mặt khiến cho người dùng mạnh dạn chia sẻ nhiều hơn những thông tin riêng tư như tình cảm thầm kín, tin đồn hay những lời thú tội, hình ảnh có ý nghĩa với riêng mình mà không sợ người khác soi mói hay đánh giá. Một vài cái tên phổ biến nhất của mô hình này có thể kể đến là:YikYak, Whisper, Confide, Secret, Sneeky, Backchat, Rumr, Truth…

Secret là ứng dụng mạng xã hội mới được thành lập bởi 2 cựu nhân viên Google, giúp người dùng chia sẻ bí mật, tin đồn và cả những tấm ảnh riêng tư nhất khiến ai cũng phải tò mò và bất ngờ.

Secret đồng bộ danh sách bạn bè từ những liên lạc trong điện thoại di động, cho phép bạn nhìn thấy những gì chia sẻ từ bạn bè nhưng không biết cụ thể dó là ai. Có cách thức hoạt động tương tự là Whisper, ứng dụng ra đời sớm hơn và có chút khác biệt đó là có thể chia sẻ bí mật cho cả cộng đồng trong khi Secret chỉ có thể chia sẻ với những người có trong danh bạ.

Nếu hơn 22 tuổi, bạn có lẽ sẽ chưa bao giờ nghe đến Yik Yak, một ứng dụng đang được giới trẻ yêu thích, với mục đích hoạt động chính như một bảng thông báo cho những người ở gần nhau. Mọi người đăng tin ẩn danh lên dòng thời gian có thể thấy bởi những người gần đó.

Hấp dẫn người dùng và phát triển thần tốc
Quay ngược lại về hơn 15 năm trước, khi khái niệm mạng xã hội còn mơ hồ và chưa được diễn giải rõ ràng cho đến khi Facebook xuất hiện, lúc ấy, người dùng vốn dĩ yêu thích và quen thuộc hơn với mô hình diễn đàn trực tuyến (online forum). Tại đây, mỗi người dùng được thể hiện cá tính và cái tôi của mình dưới từng nick-name hơn là tên thật, thông tin cá nhân cũng được hạn chế cung cấp tối đa, chỉ quanh quẩn ở việc khai báo thông tin giới tính và ngày sinh. Bên cạnh đó, những chủ đề trên các diễn đàn thu hút nhiều nội dung chia sẻ chất lượng và hay, một phần vì tâm lý chung khi ẩn mình dưới một biệt danh, người dùng có xu hướng dám nói những điều họ nghĩ một cách thẳng thắn hơn khi sử dụng một tài khoản định danh. Vì vậy, cho đến nay, nhiều mạng xã hội non nớt khác có thể “chết” dưới tay Facebook nhưng diễn đàn vẫn tồn tại song song cùng sự phát triển của ông lớn này.

11

Cũng theo logic đó, mạng xã hội ẩn danh hấp dẫn người dùng ở yếu tố không được định danh, khiến người dùng cảm thấy có thể dễ dàng chia sẻ những thông tin mà họ không sợ bị mạng lưới bạn bè theo dõi họ soi mói và đánh giá. Ngoài ra, Facebook ngày càng tỏ ra gã khổng lồ hung hăng và bạo lực khi thu thập thông tin dữ liệu từ người dùng một cách triệt để, từ nội dung chia sẻ đến các mối quan tâm được thể hiện thông qua việc yêu thích (LIKE) các trang fanpage khác để tối ưu hoá quảng cáo tiếp cận đến người dùng. Sự phiền phức này khiến cho người dùng cảm thấy không còn an toàn khi chia sẻ thông tin trên các mạng xã hội mặc dù có thể để chế độ riêng tư nhưng sự riêng tư ấy dành riêng cho họ và… cả cỗ máy thông minh quét dữ liệu mang tên Facebook.

Sự phát triển thần tốc của mạng xã hội ẩn danh đã khiến cho nhiều nhà đầu tư không thể ngồi yên, đặc biệt là ở Mỹ, khi với thị trường béo bở này có người dùng là hẳn nhiên sẽ có tiền và rất nhiều tiền từ cơ hội khai thác quảng cáo hay truyền thông. Giá trị một người dùng trong lĩnh vực media tại Mỹ rất cao, điều đó khiến cho các sản phẩm có thể thu hút người dùng cuối trong một thời gian ngắn và có tính tương tác thường xuyên (nhiều thời gian trong một ngày và sử dụng sản phẩm hàng ngày) sẽ trở thành một tiêu mới của các nhà đầu tư sau làn sóng Facebook, Twitter,… đã qua.

Mạng xã hội ẩn danh tại châu Á: Cơ hội & Thách thức
Tại Ấn Độ, Bakfy là mạng xã hội ẩn danh đang được giới sinh viên công nghệ yêu thích bởi thiết kế đơn giản, quen thuộc và sự tiện dụng của nó. Giao diện của Bakfy có thể được coi là một phiên bản kết hợp của Twitter, Facebook, Whisper và Secret. “Chỉ bao gồm một đội ngũ rất nhỏ nên chúng tôi quyết định sử dụng các yếu tố thiết kế mà phần đông người dùng đều đã quen thuộc. Bất kể là bài đăng Facebook hay tweet (tin vắn trên Twitter), tất cả đều có chung một chức năng: đăng tải một thông điệp. Khi chúng tôi đã có lượng người dùng tương đối lớn, chúng tôi sẽ dần dần thiết kế lại các yếu tố này để trở nên khác biệt so với các mạng xã hội khác”, nhà sáng lập Garg của Bakfy khẳng định. Hiện nay, có khoảng 5.000 sinh viên đến từ 40 trường đại học khối kỹ thuật (ví dụ như NIT-Trichy), VIT-Vellore, DAIICT-Gandhinagar và IIT-Guwahati đang sử dụng ứng dụng này.

Tại Việt Nam, Miii.vn là một sản phẩm mới được xây dựng và phát triển bởi các bạn trẻ yêu thích mô hình Whisper. Sản phẩm Miii nhắm vào lớp đối tượng trẻ trong vòng độ tuổi từ học sinh cấp 3 trở lên, có nhiều tâm tư chia sẻ cảm xúc về trường lớp, thầy cô, bạn bè hay chỉ đơn thuần là những dòng cảm nhận ngẫu nhiên về cuộc sống xung quanh. Tuy chưa chính thức ra mắt và chỉ đang chạy ở phiên bản thử nghiệm, song số lượng người dùng của Miii đang phát triển khá tốt.

Thách thức lớn nhất của mạng xã hội ẩn danh phát triển tại thị trường châu Á là về mô hình kinh doanh. Nếu như tại Mỹ, số tiền các doanh nghiệp chi trả quảng cáo hàng năm đã khiến cho một người dùng cuối đón nhận quảng cáo thụ động (nghĩa là xem quảng cáo được hiển thị trên website hay ứng dụng điện thoại) cũng đã khiến giá trị một người dùng lên đến hơn 100 đô-la mỗi năm thì điều đó, lại khó khả thi tại thị trường châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mô hình sản phẩm như Miii.vn sẽ đi theo một chuỗi tuần hoàn quen thuộc: phát triển sản phẩm -> thu hút người dùng -> có nguời dùng lớn -> khai thác kinh doanh chủ yếu thông qua quảng cáo. Bài toán được đặt ra với startup non trẻ như Miii.vn là làm sao để cân đối chi phí giữa việc thu hút người dùng (user acquisition) và doanh thu sẽ thu được về sau từ người dùng mình có được đó.

Tuy vậy, nhìn ở góc độ lạc quan, những mạng xã hội ẩn danh trong tương lai gần sẽ là một sự lựa chọn cho các thương hiệu muốn làm truyền thông và tiếp cận với nhóm đối tượng phù hợp của mình theo phong cách mới

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *