Ứng dụng di động và các mô hình giá chính đang quan tâm
Thoạt nhìn có vẻ như mô hình này hiện đã lùi vào dĩ vãng khi các ứng dụng miễn phí đang nhan nhản. Liệu ai sẽ mua những ứng dụng trả phí khi chưa biết nó như thế nào? Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kĩ hơn thì sẽ thấy không ít các ứng dụng vẫn đang sống tốt với mô hình này.
Mô hình này là phổ biến nhất trên thế giới ứng dụng di động hiện nay. Với mô hình này các công ty sẽ cho phép người dùng tải ứng dụng miễn phí. Tuy nhiên phiên bản này thường sẽ bị giới hạn tính năng (với app) hoặc rất khó để hoàn thành nếu người chơi không chịu móc hầu bao (với game).
Ưu điểm của mô hình này chính là lợi thế giá của nó. Khi không phải bỏ tiền để mua, nhà sản xuất sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng hơn, làm họ “nghiện” ứng dụng và bỏ tiền. Đặc biệt là với Việt Nam, khi mà việc sử dụng thẻ vẫn còn hạn chế, thì với mô hình này, các nhà phát hành có thể tìm cách “nhúng” thanh toán nội địa vào trong ứng dụng của mình để tiếp cận khách hàng nội địa.
Tuy nhiên mô hình này vấp phải một nhược điểm lớn: khó khăn trong kinh doanh. Nếu chú ý kĩ trên các bảng xếp hạng, bạn sẽ thấy có kha khá app tuy đứng thứ hạng khá cao trên bảng xếp hạng Top Free nhưng lại biến mất trên bảng xếp hạng Top Grossing (tổng doanh thu cao nhất). Lý do chính là người dùng mặc dù rất thích dùng các ứng dụng này, nhưng hoàn toàn không có ý định bỏ tiền ra để sở hữu thêm các tính năng khác. Vấn đề lớn nhất của Monetization chính là “miễn phí” đến mức nào. Đa số các app hiện nay đều rơi vào hai trường hợp. Một là các tính năng miễn phí không đủ hấp dẫn để người dùng sử dụng tiếp. Hai là các tính năng miễn phí quá đủ, đến mức người dùng không còn tha thiết gì đến chuyện bỏ thêm tiền ra nữa.
Ứng dụng tiêu biểu: Clash & Clan, Viber
Premium (Paid)
Mô hình giá truyền thống của các nhà phát hành có từ thủa sơ khai của nền công nghiệp phần mềm. Rất đơn giản, người dùng sẽ phải bỏ một số tiền nhất định để sở hữu ứng dụng này vĩnh viễn hoặc trả phí sử dụng cho một thời gian nhất định (tháng, năm).
Thoạt nhìn có vẻ như mô hình này hiện đã lùi vào dĩ vãng khi các ứng dụng miễn phí đang nhan nhản. Liệu ai sẽ mua những ứng dụng trả phí khi chưa biết nó như thế nào? Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kĩ hơn thì sẽ thấy không ít các ứng dụng vẫn đang sống tốt với mô hình này.
Hai lợi thế lớn của nó là một trải nghiệm người dùng hoàn hảo và dễ dàng hơn trong monetization. Với những người yêu game đính thực thì thời đại Freemium là một cơn ác mộng với họ khi chất lượng game ngày càng đi xuống, đi kèm với việc hút máu không giới hạn của các hãng game. Bên cạnh đó, không ít những người dùng ứng dụng luôn kêu gào chán ngán với vô thiên lủng các loại quảng cáo và lời mời mua In App Purchased trong những ứng dụng “què cụt” nhan nhản hiện tại.
Bài toán các công ty phải giải chỉ là bài toán marketing căn bản – định giá như thế nào để phù hợp với giá trị của ứng dụng – hẳn là dễ dàng hơn nhiều với việc tạo ra IAP nào, và định giá từng IAP ra sao để người dùng mua nó. Các mức giá phổ biến hiện nay trên appstore là 0.99$, 1.99$, 2.99$, 5.99$, 7.99$ và 9.99$.
Ứng dụng tiêu biểu: Whatsapp, Modern Combat 5, Mometum Valley
Paymium
Mô hình này là sự kết hợp giữa Freemium và Premium. Người dùng vẫn phải một số tiền nhất định, tuy nhiên họ vẫn có “quyền” mua thêm tính năng. Sở dĩ vì sao chúng tôi nói là quyền bởi hầu hết những nhà phát hành Paymium lão luyện đều tránh “ép buộc” người dùng mua thêm IAP. Các pop up sẽ không hiện ra nhiều như các ứng dụng Freemium.
Các ứng dụng này thường có giá ban đầu ở mức tối thiểu để thu hút người dùng và sau đó “kiếm thêm” nhờ các việc bạn IAP. Việc “chia đều” nguy cơ của cả hai mô hình Freemium và Premium cũng tương đương với việc hợp nhất cả hai khó khăn lớn của hai mô hình trên. Các nhà phát hành Paymium sẽ phải vò đầu bứt tai để thu hút người dùng ban đầu, và giải quyết bài toán “kiếm tiền” với các IAP. Tuy nhiên, mô hình này cũng đã thu được thành công lớn trong thời gian qua với hàng loạt các ứng dụng nổi bật: Order & Chaos,
Ads App
Đây chính cơn bão mới của mô hình giá trên di động. Mô hình này không mới nhưng chỉ chính thức thành bão sau thành công bất ngờ của cái tên đã quá nổi tiếng Flappy Bird. Mô hình này sẽ đưa ra các ứng dụng hoàn toàn miễn phí và hoàn toàn sạch IAP. Lợi nhuận sẽ được mang về từ các quảng cáo – hiện nay chủ yếu là Google Ads – trong ứng dụng.
Các nhà làm game Indie đặc biệt thích mô hình này bởi họ sẽ chỉ việc toàn tâm toàn ý làm game, còn tất cả những việc thuộc về kinh tế đã có …Google và các Ad Network lo. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này các ứng dụng sẽ phải thu hút được một số lượng lớn người dùng và cố gắng để người dùng mở ứng dụng càng nhiều càng tốt. Chính vì sự dễ dàng trong kiếm tiền (dù ít) của nó đã mang khiến cho các chợ ứng dụng cuối năm qua đón nhận một cơn bão game đến từ các studio nhỏ, các nhà làm game indie đến từ Châu Á. Tuy nhiên xu hướng này cũng đang tạo ra phản ứng từ người dùng khi số lượng ứng dụng “rác” tăng lên theo cấp số nhân . Khi có quá nhiều Ads App kém chất lượng, người dùng đang có xu hướng “bỏ qua” các ứng dụng này và quay về trên các store để tải về những game với những mô hình giá truyền thống.
Ứng dụng tiêu biểu: Flappy Bird.
Kết
Ngoài 4 mô hình chính này, hiện cũng còn một số mô hình khác trong việc kiếm tiền từ ứng dụng di động. Lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào chính bản thân ứng dụng của bạn. Lời khuyên chúng tôi đưa ra chỉ là đừng chạy theo số đông. Ứng dụng Freemium nhiều không có nghĩa là tất cả đều thành công. Ứng dụng Premium khó bán, không có nghĩa là tất cả sẽ thất bại. Chúc các bạn tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra mô hình tốt nhất cho ứng dụng di động của mình.
Leave a Reply